Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao những người thành công, giữ vị trí cao trong xã hội và giàu có lại thường là những người rất hay kể chuyện? Hay những người giao dịch giỏi, làm việc thuận lợi, dễ làm thân và lấy được cảm tình của người khác cũng là những người hay kể chuyện? Phải chăng đó là sự tình cờ?
Cách đây 5 năm, khi được Công ty tư vấn Accenture mời làm tư vấn viên cao cấp tại New York,
tôi có hẹn phỏng vấn với Phó tổng giám đốc Timothy Mould vào lúc 16h
tại trụ sở công ty trên Đại lộ Americas. Ông Mould, phó tổng giám đốc
phụ trách mảng khách hàng nhà nước, bước vào phòng vội vã một tai kéo vali và tay kia ôm máy tính.
Ông chào tôi và nói rằng "Chúng ta nói chuyện nhanh nhé, tôi cóvài câu hỏi chị rồi tôi phải ra sân bay lúc 16h25."
Tôi gật đầu nhìn ông mỉm cười và nói: “Tất nhiên rồi ạ, lúc nào phải đi ông cứ nói.”
Chúng tôi bắt đầu bằng những câu trao đổi bình thường về sơ yếu lý lịch, bằng cấp và chuyên ngành. Nhưng khi ông chuyển sang hỏi về kinh nghiệm, thì tôi nhận ra rằng mình có thể tiếp tục liệt kê các vị trí cũ của mình hay… mình có thể làm cho buổi phỏng vấn hay hơn.
Tôi bắt đầu kể cho ông nghe việc thành phố New York – nơi tôi làm việc trước đó –định giá bất động sản ra sao, một năm thu bao nhiêu thuế và bao nhiêu người được lợi tiền thuế vì nhà nước tính sai giá trị tài sản của họ. Tôi nói về các cách chúng tôi kiểm soát việc định giá và tăng doanh thu cho thành phố như thế nào.
Ông Mould ngồi nghe thích thú, hỏi tôi rất nhiều về mảng này và quên mất luôn cả danh sách câu hỏi mà ông nói đến ban đầu. Khi nhìn kim đồng hồ chỉ 16h40, ông bắt tay tôi và nói: “Chết tôi phải đi. Tối nay tôi sẽ gửi bạn mức lương đề xuất.Khi nào bạn có thể bắt đầu?” Tôi biết là tôi đã thuyết phục được ông.
Tại sao tôi lại kể với mọi người câu chuyện này? Tôi làm việc với học sinh cấp 2, cấp 3 và phụ huynh hàng ngày, giúp các gia đình định hướng cho con về học tập và nghề nghiệp.
Một trong những mong ước mà phụ huynh chia sẻ với tôi nhiều nhất là muốn con mình: 1) biết sở thích, hứng thú của mình; 2) có chính kiến riêng; và 3) biết cách trình bày bản thân.
Mong muốn này của phụ huynh rất chính đáng. Khi các con có những khả năng trên, nghĩa là con đã tư duy chín chắn và có kỹ năng giao tiếp của một người trưởng thành.
Tuy nhiên, khi phụ huynh muốn tôi giúp các cháu phát triển kỹ năng này ở tuổi 17-18, thì tôi biết là phụ huynh đang chữa cháy. Ở tuổi đó, các cháu đã bắt đầu phải ra ngoài đời thuyết phục người khác và tạo cho mình các“đồng minh” rồi. Vì thế, chúng cần được hướng dẫn làm việc này từ sớm hơn rất nhiều.
Trong những em học sinh mà tôi được dạy, những em thành công cao là nhưng em không chỉ học tập tốt, mà còn có tư duy mạch lạc, nói năng lưu loát, biết cách giao tiếp với người lớn, biết viết thư trao đổi rất chuyên nghiệp, và cuối cùng là biết… chia sẻ, thảo luận về mình.
Để giúp các con đạt được kết quả cao trong cuộc sống sau này, ngoài việc đầu tư vào học hành, một việc rất quan trọng tôi cho rằng phụ huynh nên làm là giúp con mình phát triển kỹ năng giao tiếp và đặc biệt là cách kể chuyện. Và nên bắt đầu tư khi các em còn nhỏ.
Kỹ năng kể chuyện là một trong những kỹ năng được phát triển sớm và rộng rãi trong trẻ em ở Mỹ. Các em đi học từ nhỏ đã được viết bài về mình, đứng trước lớp kể lại cho các bạn nghe, và nhận phải hồi của thầy cô. Các em không chỉ được dạy cách kể về mình thế nào để gây ấn tượng cho người nghe mà còn được nghe người khác kể về họ để học tập.
Ở Mỹ bạn không đi đâu là không gặp người kể chuyện (story tellers), từ chính trị gia tranh cử tổng thống cho tới siêu sao lên nhận giải Oscar cho tới các bạn học sinh cấp 3 phát biểu tại lễ nhận bằng.... ai cũng có một câu chuyện để bắt đầu.
Theo Andrew Stanton, người đã từng làm ra những phim hoạt hình nổi tiếng như WALL-E, Finding Nemo và Toy Story, “không có gì đưa con người lại gần nhau hơn hơn là các câu chuyện vì chúng cho ta cơ hội được chia sẻ cảm xúc với ngườicó cùng trải nghiệm.”
Khi học cách kể chuyện các con phát triển rất nhiều kỹ năng khác không kém phần quan trọng như quan sát, cảm nhận, phân tích, đánh giá, chọn lọc, bố cục, trình bày, truyền cảm xúc và thông tin, phân biệt cái đúng, cái sai, xác định quan điểm về giá trị đạo đức của mình, v.v.
Các con cũng phải học cách nói trước đám đông, cách thuyết phục, cách xử lý tình huống, cách đối đầu với thất vọng – rất nhiều kỹ năng “mềm” tạo nên sự phát triển của một cá nhân.
Trong mỗi câu chuyện, các con sẽ lớn dần, trưởng thành dần và trở thành những cá thể biết quan tâm đến mình và thế giới xung quanh mình. Kỹ năng kể chuyện cũng là nền tảng của kỹ năng thuyết trình.
Tôi học cách kể chuyện của người Mỹ khi tôi bắt đầu làm trợ lý phóng viên cho Hãng thông tấn AP tại Hà Nội năm 1994, sau này được đào tạo chuyên nghiệp về báo chí tại Trường Đại học tổng hợp Columbia và có cơ hội viết bài cho nhiều hãng báo quốc tế. Tuy nhiên, mỗi câu chuyện tôi vẫn thường trăn trở vì lời nói của thầy giáo văng vẳng trong tai “Bạn phải làm cho tôi chú ý, cả về tri thức lẫn cảm xúc”. Là nhà báo, tôi biết hơn ai hết điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Vì thế, khi thiết kế các khoá học tiếng Anh nâng cao cho học sinh cấp 2 và cấp 3, tôi đưa kỹ năng viết luận và tư duy phản biện vào chương trình và đề cao tầm quan trọng của những kỹ năng này vì tôi biết các em sẽ cần đến chúng trong tương khai không xa.
Bản thân tôi, sau 20 năm công tác và giữ vị trí lãnh đạo của hai tổ chức giáo dục, tôi vẫn sử dụng những kỹ năng này hàng ngày. Và mỗi lần tôi kể một câu chuyện làm người khác thấy thú vị, qua lời nói hay bài viết, tôi nhận thấy tôi cũng hiểu mình và hiểu người ngồi trước mặt mình hơn.
Sau cuộc phỏng vấn kể ở trên, ông Mould gọi điện cho tôi ngay tối hôm đó thông báo quyết định mời tôi vào làm với mức lương 150 ngàn đô-la/năm chưa kể thưởng.
Đạt được thành tựu về học vấn sẽ tạo đà cho thành công. Ảnh: Hạ Anh
Tôi gật đầu nhìn ông mỉm cười và nói: “Tất nhiên rồi ạ, lúc nào phải đi ông cứ nói.”
Chúng tôi bắt đầu bằng những câu trao đổi bình thường về sơ yếu lý lịch, bằng cấp và chuyên ngành. Nhưng khi ông chuyển sang hỏi về kinh nghiệm, thì tôi nhận ra rằng mình có thể tiếp tục liệt kê các vị trí cũ của mình hay… mình có thể làm cho buổi phỏng vấn hay hơn.
Tôi bắt đầu kể cho ông nghe việc thành phố New York – nơi tôi làm việc trước đó –định giá bất động sản ra sao, một năm thu bao nhiêu thuế và bao nhiêu người được lợi tiền thuế vì nhà nước tính sai giá trị tài sản của họ. Tôi nói về các cách chúng tôi kiểm soát việc định giá và tăng doanh thu cho thành phố như thế nào.
Ông Mould ngồi nghe thích thú, hỏi tôi rất nhiều về mảng này và quên mất luôn cả danh sách câu hỏi mà ông nói đến ban đầu. Khi nhìn kim đồng hồ chỉ 16h40, ông bắt tay tôi và nói: “Chết tôi phải đi. Tối nay tôi sẽ gửi bạn mức lương đề xuất.Khi nào bạn có thể bắt đầu?” Tôi biết là tôi đã thuyết phục được ông.
Tại sao tôi lại kể với mọi người câu chuyện này? Tôi làm việc với học sinh cấp 2, cấp 3 và phụ huynh hàng ngày, giúp các gia đình định hướng cho con về học tập và nghề nghiệp.
Một trong những mong ước mà phụ huynh chia sẻ với tôi nhiều nhất là muốn con mình: 1) biết sở thích, hứng thú của mình; 2) có chính kiến riêng; và 3) biết cách trình bày bản thân.
Mong muốn này của phụ huynh rất chính đáng. Khi các con có những khả năng trên, nghĩa là con đã tư duy chín chắn và có kỹ năng giao tiếp của một người trưởng thành.
Tuy nhiên, khi phụ huynh muốn tôi giúp các cháu phát triển kỹ năng này ở tuổi 17-18, thì tôi biết là phụ huynh đang chữa cháy. Ở tuổi đó, các cháu đã bắt đầu phải ra ngoài đời thuyết phục người khác và tạo cho mình các“đồng minh” rồi. Vì thế, chúng cần được hướng dẫn làm việc này từ sớm hơn rất nhiều.
Trong những em học sinh mà tôi được dạy, những em thành công cao là nhưng em không chỉ học tập tốt, mà còn có tư duy mạch lạc, nói năng lưu loát, biết cách giao tiếp với người lớn, biết viết thư trao đổi rất chuyên nghiệp, và cuối cùng là biết… chia sẻ, thảo luận về mình.
Để giúp các con đạt được kết quả cao trong cuộc sống sau này, ngoài việc đầu tư vào học hành, một việc rất quan trọng tôi cho rằng phụ huynh nên làm là giúp con mình phát triển kỹ năng giao tiếp và đặc biệt là cách kể chuyện. Và nên bắt đầu tư khi các em còn nhỏ.
Kỹ năng kể chuyện là một trong những kỹ năng được phát triển sớm và rộng rãi trong trẻ em ở Mỹ. Các em đi học từ nhỏ đã được viết bài về mình, đứng trước lớp kể lại cho các bạn nghe, và nhận phải hồi của thầy cô. Các em không chỉ được dạy cách kể về mình thế nào để gây ấn tượng cho người nghe mà còn được nghe người khác kể về họ để học tập.
Ở Mỹ bạn không đi đâu là không gặp người kể chuyện (story tellers), từ chính trị gia tranh cử tổng thống cho tới siêu sao lên nhận giải Oscar cho tới các bạn học sinh cấp 3 phát biểu tại lễ nhận bằng.... ai cũng có một câu chuyện để bắt đầu.
Theo Andrew Stanton, người đã từng làm ra những phim hoạt hình nổi tiếng như WALL-E, Finding Nemo và Toy Story, “không có gì đưa con người lại gần nhau hơn hơn là các câu chuyện vì chúng cho ta cơ hội được chia sẻ cảm xúc với ngườicó cùng trải nghiệm.”
Khi học cách kể chuyện các con phát triển rất nhiều kỹ năng khác không kém phần quan trọng như quan sát, cảm nhận, phân tích, đánh giá, chọn lọc, bố cục, trình bày, truyền cảm xúc và thông tin, phân biệt cái đúng, cái sai, xác định quan điểm về giá trị đạo đức của mình, v.v.
Các con cũng phải học cách nói trước đám đông, cách thuyết phục, cách xử lý tình huống, cách đối đầu với thất vọng – rất nhiều kỹ năng “mềm” tạo nên sự phát triển của một cá nhân.
Trong mỗi câu chuyện, các con sẽ lớn dần, trưởng thành dần và trở thành những cá thể biết quan tâm đến mình và thế giới xung quanh mình. Kỹ năng kể chuyện cũng là nền tảng của kỹ năng thuyết trình.
Tôi học cách kể chuyện của người Mỹ khi tôi bắt đầu làm trợ lý phóng viên cho Hãng thông tấn AP tại Hà Nội năm 1994, sau này được đào tạo chuyên nghiệp về báo chí tại Trường Đại học tổng hợp Columbia và có cơ hội viết bài cho nhiều hãng báo quốc tế. Tuy nhiên, mỗi câu chuyện tôi vẫn thường trăn trở vì lời nói của thầy giáo văng vẳng trong tai “Bạn phải làm cho tôi chú ý, cả về tri thức lẫn cảm xúc”. Là nhà báo, tôi biết hơn ai hết điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Vì thế, khi thiết kế các khoá học tiếng Anh nâng cao cho học sinh cấp 2 và cấp 3, tôi đưa kỹ năng viết luận và tư duy phản biện vào chương trình và đề cao tầm quan trọng của những kỹ năng này vì tôi biết các em sẽ cần đến chúng trong tương khai không xa.
Bản thân tôi, sau 20 năm công tác và giữ vị trí lãnh đạo của hai tổ chức giáo dục, tôi vẫn sử dụng những kỹ năng này hàng ngày. Và mỗi lần tôi kể một câu chuyện làm người khác thấy thú vị, qua lời nói hay bài viết, tôi nhận thấy tôi cũng hiểu mình và hiểu người ngồi trước mặt mình hơn.
Sau cuộc phỏng vấn kể ở trên, ông Mould gọi điện cho tôi ngay tối hôm đó thông báo quyết định mời tôi vào làm với mức lương 150 ngàn đô-la/năm chưa kể thưởng.
Theo Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét