- Lời tòa soạn: Trong bài viết dưới đây, GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH
Toulouse) kể lại câu chuyện nhà khoa học Laurent Lafforgue báo động về sự sa sút
của giáo dục Pháp.
Laurent Lafforgue - giải thưởng Fields năm 2002 - đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nguyên nhân, và đã đưa ra các kết luận "trời giáng", hay nói chính xác hơn là một “bản án”, đổ lên đầu các quan chức giáo dục,khiến cho người ta “sợ” đến nỗi ép ông phải từ chức khỏi Hội đồng giáo dục chỉ sau ít hôm ngồi trong đó “do bất đồng tư tưởng”.
Dưới đây là bài viết của GS Nguyễn Tiến Dũng.
Tôi thỉnh thoảng có giới thiệu về hệ thống giáo dục Pháp, trong đó có
nhiều điểm tiến bộ đáng để Việt Nam học tập. Một số bạn đọc có thể hiểu
lầm tôi cho rằng hệ thống của Pháp là hoàn hảo. Thực ra, chẳng có hệ
thống nào hoàn hảo. Tuy rằng Việt Nam cần phải trải qua mấy thế hệ nữa
và phải đi đúng hướng mới hy vọng đạt được trình độ giáo dục như Pháp
hiện tại, nhưng bản thân hệ thống giáo dục của Pháp cũng có những vấn đề
nan giải.
Một trong các vấn đề đó là, sự chuẩn bị kiến thức khoa học tự nhiên cho học sinh phổ thông trong mấy thập kỷ qua không những không tiến bộ lên mà có vẻ ngày càng thụt lùi đi.
Có thể nhận thấy rõ ràng điều đó qua một số ví dụ sau.
Đề thi tốt nghiệp phổ thông môn toán năm 2014 bị kêu là quá khó (thành cả một sự kiện đăng trên các báo).
Tuy nhiên, theo chính các giáo viên phổ thông thì đề thi này hoàn toàn nằm trong chương trình, và so với các đề thi cách đây 10 - 20 năm thì không hề khó hơn. Chỉ có điều, trình độ của học sinh bị yếu đi khiến cho người ra đề những năm trước cũng có xu hướng ra đề dễ hơn, khi quay trở lại mức như cũ thì bị kêu là quá khó.
Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông theo học các môn khoa học tự nhiên ở bậc đại học trong thập kỷ qua bị giảm trầm trọng, chỉ còn bằng khoảng 1/3 so với hồi năm 2000.
Kiến thức chuẩn bị về toán của các sinh viên theo học các trường kỹ sư hay các khoa tự nhiên ở các đại học tổng hợp cũng giảm đi so với trước, khiến các giáo sư rất lo lắng và cũng phải điều chỉnh chương trình học xuống thấp theo cho sinh viên còn theo kịp.
Các trường elite (tinh hoa) nhất ở Pháp như Ecole Normale Supérieure (ENS) thì có thể vẫn giữ được mức trình độ, tuy nhiên có thay đổi về cấu trúc sinh viên.
Theo nhận xét của GS Laurent Lafforgue (giải thưởng Fields năm 2002), nếu như cách đây 20 - 30 năm, thời bản thân ông còn đi học, sinh viên vào học ENS gồm đủ thành phần (kể cả những gia đình khiêm tốn, trong đó có gia đình Lafforgue), thì ngày nay, hầu hết sinh viên ở đó là con nhà của các gia đình trí thức lớn hay rất khá giả, với phần lớn phụ huynh là giáo sư đại học.
Lý do, theo ông Lafforgue, là do việc dạy khoa học ở trường không còn được tốt như trước, nên phải là con nhà của những gia đình nào đó mới có điều kiện trau dồi thêm kiến thức để thi đấu lọt vào ENS, chứ hệ thống giáo dục hiện tại đã đang làm mất đi sự “bình đẳng về cơ hội”.
Sự
suy sút về khoa học của các học sinh, sinh viên Pháp là một điềm rất
xấu cho nền kinh tế của Pháp trong tương lai. Bởi lẽ, ngày nay, sự phát
triển về khoa học và công nghệ là động lực chính cho sự phát triển về
kinh tế trên thế giới. Nếu thiếu người giỏi về khoa học và công nghệ,
thiếu đầu tư thích đáng, thì sức cạnh tranh củaPháp trên thế giới sẽ kém
dần đi. Các nhà kinh tế cũng đã dự đoán rằng, chỉ trong vòng 15-20 năm
nữa, Hàn Quốc (là một nước đang rất chú trọng đầu tư vào khoa học và
công nghệ, với tỷ lệ GDP chi cho nghiên cứu và phát triển trên 4%/năm)
sẽ có bình quân thu nhập đầu người vượt Pháp.
Vì sao nên nỗi?
Ông Lafforgue, sau khi được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, và có một thời gian ngắn năm 2005 được mời vào Hội đồng giáo dục (Haut Conseil de l’Education), đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về “vấn nạn” này, và đã đưa ra các kết luận “trời giáng”, như là gáo nước lạnh, hay nói chính xác hơn là một “bản án”, đổ lên đầu các quan chức giáo dục của Pháp và cả các quan chức ở viện hàn lâm, khiến cho người ta “sợ” đến nỗi ép ông phải từ chức khỏi Hội đồng giáo dục chỉ sau ít hôm ngồi trong đó “do bất đồng tư tưởng”.
Tuy Lafforgue trở thành “ác tinh” của Bộ Giáo dục, nhưng được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có các viện sĩ khác của Pháp như Alain Connes, Jean-Pierre Demailly, … Ông đã cùng các đồng sự viết cả một quyển sách sau vào năm 2007 để phân tích về sự suy sút (mà ông gọi là “délabrement” hay “débacle”) của nền giáo dục Pháp (cuốn sách có tên "Sự “tan vỡ” của trường học: một bi kịch không được thấu hiểu").
Ngoài ra, ông còn trả lời phỏng vấn báo chí, viết nhiều bài báo về vấn đề giáo dục, và có dành cả một trang về giáo dục trên trang web cá nhân ở viện IHES (http://www.ihes.fr/~lafforgue/education.html).
Một trong các nguyên nhân chủ chốt mà Lafforgue đưa ra để giải thích tình trạng suy sút của nền giáo dục Pháp chính là lý thuyết “constructivisme” của tác giả Jean Piaget khi được các nhà chức trách ép sử dụng đã phá hoại hệ thống giáo dục.
Theo khái niệm “constructivisme” (tên mĩ miều là “chủ nghĩa xây dựng”), thì thầy giáo mất dần vai trò “truyền đạt kiến thức”, biến thành vai trò “hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu phám phá ra kiến thức”. Người ta quá chú trọng khía cạnh “tìm tòi sáng tạo” mà coi nhẹ khía cạnh “truyền đạt, luyện tập, tiếp thu bằng cách bắt chước làm theo”, dẫn đến hậu quả là học sinh bị hổng kiến thức, thiếu nền tảng, và những kiến thức đơn giản nay bỗng biến thành phức tạp.
Không chỉ môn toán, các môn khác cũng hứng chịu hậu quả nghiêm trong của chủ thuyết của Piaget - người một thời được nhiều nơi tung hô như là một nhà cải cách giáo dục lớn. Sau đây là một số ví dụ về tai hại của “constructivisme” mà Lafforgue đưa ra:
- Trong môn tiếng Pháp, thay vì dạy chia động từ như ngày xưa, với chủ thuyết “constructivisme” người ta bắt học sinh “quan sát những sự thay đổi trong dạng động từ”. Hệ quả: một tỷ lệ khá lớn học sinh Pháp đến khi vào đại học cũng không biết chia động từ cho đúng.
- Trong môn lịch sử, kiến thức trang bị cho học sinh thì hạn chế, nhưng đòi hỏi học sinh bình luận về các tài liệu như thể học sinh là nhà sử học. Kết quả là các “bình luận tư do” đó thực ra là các câu giáo điều đã được viết trước (bởi học sinh có biết gì đâu để mà bình luận). Môn lịch sử được dạy hời hợt đến mức học sinh lẫn lộn về thứ tự thời gian (chronology) của các sự kiện, kể cả các học sinh “khá” PTTH cũng không biết Napoleon và Louis XIV ai sinh trước ai sinh sau.
Trẻ con học một cách tự nhiên là phải học những cái cơ sở, cơ bản, cụ thể trước, rồi dựa vào đó lên cao dần, trừu tượng hoá dần thành các khái niệm phức tạp hơn. Nhưng đi theo “constructivisme” thì người ta làm ngược lại: trừu tượng cao siêu, mà rỗng ruột.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác mà Lafforgue đưa ra như xu hướng cực đoan coi trọng kỹ năng hơn kiến thức, xu hướng “thù địch” với hai môn toán và văn...
Laurent Lafforgue - giải thưởng Fields năm 2002 - đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nguyên nhân, và đã đưa ra các kết luận "trời giáng", hay nói chính xác hơn là một “bản án”, đổ lên đầu các quan chức giáo dục,khiến cho người ta “sợ” đến nỗi ép ông phải từ chức khỏi Hội đồng giáo dục chỉ sau ít hôm ngồi trong đó “do bất đồng tư tưởng”.
Dưới đây là bài viết của GS Nguyễn Tiến Dũng.
Tỷ
lệ học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông theo học các môn khoa học tự
nhiên ở bậc đại học trong thập kỷ qua ở Pháp bị giảm trầm trọng, chỉ còn
bằng khoảng 1/3 so với hồi năm 2000. (Ảnh: Lingua Service)
|
Một trong các vấn đề đó là, sự chuẩn bị kiến thức khoa học tự nhiên cho học sinh phổ thông trong mấy thập kỷ qua không những không tiến bộ lên mà có vẻ ngày càng thụt lùi đi.
Có thể nhận thấy rõ ràng điều đó qua một số ví dụ sau.
Đề thi tốt nghiệp phổ thông môn toán năm 2014 bị kêu là quá khó (thành cả một sự kiện đăng trên các báo).
Tuy nhiên, theo chính các giáo viên phổ thông thì đề thi này hoàn toàn nằm trong chương trình, và so với các đề thi cách đây 10 - 20 năm thì không hề khó hơn. Chỉ có điều, trình độ của học sinh bị yếu đi khiến cho người ra đề những năm trước cũng có xu hướng ra đề dễ hơn, khi quay trở lại mức như cũ thì bị kêu là quá khó.
Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông theo học các môn khoa học tự nhiên ở bậc đại học trong thập kỷ qua bị giảm trầm trọng, chỉ còn bằng khoảng 1/3 so với hồi năm 2000.
Kiến thức chuẩn bị về toán của các sinh viên theo học các trường kỹ sư hay các khoa tự nhiên ở các đại học tổng hợp cũng giảm đi so với trước, khiến các giáo sư rất lo lắng và cũng phải điều chỉnh chương trình học xuống thấp theo cho sinh viên còn theo kịp.
Các trường elite (tinh hoa) nhất ở Pháp như Ecole Normale Supérieure (ENS) thì có thể vẫn giữ được mức trình độ, tuy nhiên có thay đổi về cấu trúc sinh viên.
Theo nhận xét của GS Laurent Lafforgue (giải thưởng Fields năm 2002), nếu như cách đây 20 - 30 năm, thời bản thân ông còn đi học, sinh viên vào học ENS gồm đủ thành phần (kể cả những gia đình khiêm tốn, trong đó có gia đình Lafforgue), thì ngày nay, hầu hết sinh viên ở đó là con nhà của các gia đình trí thức lớn hay rất khá giả, với phần lớn phụ huynh là giáo sư đại học.
Lý do, theo ông Lafforgue, là do việc dạy khoa học ở trường không còn được tốt như trước, nên phải là con nhà của những gia đình nào đó mới có điều kiện trau dồi thêm kiến thức để thi đấu lọt vào ENS, chứ hệ thống giáo dục hiện tại đã đang làm mất đi sự “bình đẳng về cơ hội”.
Giáo sư Laurent Lafforgue được nhận giải thưởng Fields năm 2002.
|
Vì sao nên nỗi?
Ông Lafforgue, sau khi được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, và có một thời gian ngắn năm 2005 được mời vào Hội đồng giáo dục (Haut Conseil de l’Education), đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về “vấn nạn” này, và đã đưa ra các kết luận “trời giáng”, như là gáo nước lạnh, hay nói chính xác hơn là một “bản án”, đổ lên đầu các quan chức giáo dục của Pháp và cả các quan chức ở viện hàn lâm, khiến cho người ta “sợ” đến nỗi ép ông phải từ chức khỏi Hội đồng giáo dục chỉ sau ít hôm ngồi trong đó “do bất đồng tư tưởng”.
Tuy Lafforgue trở thành “ác tinh” của Bộ Giáo dục, nhưng được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có các viện sĩ khác của Pháp như Alain Connes, Jean-Pierre Demailly, … Ông đã cùng các đồng sự viết cả một quyển sách sau vào năm 2007 để phân tích về sự suy sút (mà ông gọi là “délabrement” hay “débacle”) của nền giáo dục Pháp (cuốn sách có tên "Sự “tan vỡ” của trường học: một bi kịch không được thấu hiểu").
Ngoài ra, ông còn trả lời phỏng vấn báo chí, viết nhiều bài báo về vấn đề giáo dục, và có dành cả một trang về giáo dục trên trang web cá nhân ở viện IHES (http://www.ihes.fr/~lafforgue/education.html).
Một trong các nguyên nhân chủ chốt mà Lafforgue đưa ra để giải thích tình trạng suy sút của nền giáo dục Pháp chính là lý thuyết “constructivisme” của tác giả Jean Piaget khi được các nhà chức trách ép sử dụng đã phá hoại hệ thống giáo dục.
Theo khái niệm “constructivisme” (tên mĩ miều là “chủ nghĩa xây dựng”), thì thầy giáo mất dần vai trò “truyền đạt kiến thức”, biến thành vai trò “hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu phám phá ra kiến thức”. Người ta quá chú trọng khía cạnh “tìm tòi sáng tạo” mà coi nhẹ khía cạnh “truyền đạt, luyện tập, tiếp thu bằng cách bắt chước làm theo”, dẫn đến hậu quả là học sinh bị hổng kiến thức, thiếu nền tảng, và những kiến thức đơn giản nay bỗng biến thành phức tạp.
Không chỉ môn toán, các môn khác cũng hứng chịu hậu quả nghiêm trong của chủ thuyết của Piaget - người một thời được nhiều nơi tung hô như là một nhà cải cách giáo dục lớn. Sau đây là một số ví dụ về tai hại của “constructivisme” mà Lafforgue đưa ra:
- Trong môn tiếng Pháp, thay vì dạy chia động từ như ngày xưa, với chủ thuyết “constructivisme” người ta bắt học sinh “quan sát những sự thay đổi trong dạng động từ”. Hệ quả: một tỷ lệ khá lớn học sinh Pháp đến khi vào đại học cũng không biết chia động từ cho đúng.
- Trong môn lịch sử, kiến thức trang bị cho học sinh thì hạn chế, nhưng đòi hỏi học sinh bình luận về các tài liệu như thể học sinh là nhà sử học. Kết quả là các “bình luận tư do” đó thực ra là các câu giáo điều đã được viết trước (bởi học sinh có biết gì đâu để mà bình luận). Môn lịch sử được dạy hời hợt đến mức học sinh lẫn lộn về thứ tự thời gian (chronology) của các sự kiện, kể cả các học sinh “khá” PTTH cũng không biết Napoleon và Louis XIV ai sinh trước ai sinh sau.
Trẻ con học một cách tự nhiên là phải học những cái cơ sở, cơ bản, cụ thể trước, rồi dựa vào đó lên cao dần, trừu tượng hoá dần thành các khái niệm phức tạp hơn. Nhưng đi theo “constructivisme” thì người ta làm ngược lại: trừu tượng cao siêu, mà rỗng ruột.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác mà Lafforgue đưa ra như xu hướng cực đoan coi trọng kỹ năng hơn kiến thức, xu hướng “thù địch” với hai môn toán và văn...
- GS Nguyễn Tiến Dũng(GS Trường ĐH Toulouse)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét